Cách sử dụng máy chạy bộ an toàn nhất cho bạn
Ngày nay, việc mỗi gia đình sở hữu một chiếc máy chạy bộ điện đã không còn quá mới lạ. Nhu cầu dùng tăng lên, những nhà sản xuất cũng nỗ lực đáp ứng người tiêu dùng của mình. Tuy nhiên, sở hữu được chiếc máy chạy bộ điện thông minh chưa phải tất cả. Bạn còn phải học cách sử dụng máy chạy bộ, để tập luyện hiệu quả, tránh lãng phí khoản đầu tư ban đầu. Thế nên, hãy theo dõi bài viết hôm nay để biết cách sử dụng nhé!
Tác dụng của máy chạy bộ đối với sức khỏe
Chuyên gia nghiên cứu về sức khỏe nhận định tập luyện với máy chạy bộ giống như chúng ta chạy bộ ngoài trời. Hoạt động thể thao này rất tốt, mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần cho người tập. Cụ thể, khi tập thể dục với máy chạy bộ, bạn nhận được tác dụng như:
Giảm cân hiệu quả
Đây là một trong những cách giảm cân hiệu quả, giảm mỡ bụng, nhất là những ai muốn sở hữu số đo cân đối. Chạy bộ trên máy giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất và hiệu quả hơn là đi bộ bình thường. Một chế độ ăn uống lành mạnh cùng việc tập với máy chạy bộ thường xuyên sẽ đốt cháy calo hiệu quả.
Xây dựng cơ bắp
Khi tập luyện với máy, bạn sẽ cảm nhận rõ sự hoạt động thể chất để giúp cơ thể săn chắc hơn. Việc tập luyện rất tốt đối với gân kheo, bắp chân, cơ mông, và đùi,… Bạn sẽ sớm có cho mình đôi chân săn chắc và hoạt động dẻo dai khi tập luyện thường xuyên với máy chạy bộ.
Tốt cho tim mạch
Khi chạy với máy chạy bộ, bạn sẽ tham gia vào bài tập luyện tim mạch tuyệt vời. Để tăng cường sức khỏe cho trái tim. Khi chạy với tốc độ cao, tim đập mạnh và co bóp nhanh hơn, tốc độ bơm máu đến những bộ phận được đẩy mạnh, khi đó tim cũng tham gia quá trình tập luyện.
Bảo vệ xương khớp
Ưu điểm khi tập với máy chạy bộ là duy trì sự hoạt động của xương. Khi tập luyện sẽ tạo nên áp lực thường xuyên cho xương sẽ khiến bộ phận này cần thích nghi và trở nên linh hoạt hơn. Chạy bộ với máy chạy bộ, làm xương chắc khỏe và ngăn ngừa tổn thương xương như loãng xương, viêm xương khớp.
Ngăn ngừa viêm nhiễm
Chạy bộ sẽ kích thích sản xuất tế bào lympho và đại thực bào chống nhiễm trùng trong cơ thể. Giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng do virus như cúm và cảm lạnh thông thường cũng như một vài bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Từ đó, cơ thể tránh được bệnh tật theo mùa, theo thời tiết như cảm cúm.
Nâng cao sức khỏe, tinh thần
Tập thể dục đều đặn với máy chạy bộ còn có tác dụng, để cải thiện sức khỏe tinh thần của con người. Nếu chạy bộ, cơ thể sẽ tiết ra hormone endorphin, giúp bạn cảm thấy hưng phấn, thoải mái hơn. Những căng thẳng, stress trong cuộc sống và công việc được tiêu tan.
>>>Xem thêm: Máy chạy bộ bao nhiêu tiền? Tiêu chí chọn mua máy ưng ý nhất
Cách sử dụng máy chạy bộ như thế nào là chuẩn?
Máy chạy bộ điện là thiết bị thể dục hiện đại, dùng điện năng. Thế nên, trong quá trình sử dụng bạn nên tìm hiểu thật kỹ và thực hiện đúng với hướng dẫn. Để tránh gây ra rủi ro trong khi tập luyện. Hướng dẫn sử dụng máy chạy bộ điện an toàn, hiệu quả được thực hiện theo trình tự sau:
Kiểm tra máy trước khi tập
- Trước khi dùng máy, bạn test độ an toàn của máy, kiểm tra kỹ các bộ phận để xem có bị hỏng hóc, chắc chắn, vững chãi không.
- Dùng dây cắm nguồn của máy riêng biệt, không cắm chung với thiết bị điện khác.
- Sau khi đã cắm nguồn, bạn kiểm tra chức năng, bảng điều khiển, phím bấm để chắc chắn chúng hoạt động tốt.
Khởi động
- Khởi động cơ thể được nóng lên, cơ bắp và xương khớp dẻo dai là bí quyết để hạn chế chấn thương, đau xương khớp khi tập trên máy chạy bộ. Bạn thực hiện động tác xoay cổ tay, cổ chân, vặn mình, và xoay hông, ép chân từ 5 đến 10 phút để cơ thể dẻo dai và bền bỉ hơn nhé.
- Bắt đầu tập, bạn đứng thẳng trên thành 2 bên của bàn chạy và cắm khóa an toàn. Để kẹp một đầu vào quần hay áo tránh bị vướng khi tập. Tiếp theo, ấn nút “Start” để chọn chương trình được cài đặt sẵn trên máy hay chạy bộ theo sở thích.
- Khi mới bắt đầu tập, bạn cần bắt đầu với bước đi bộ chậm sau đó nhanh dần đều. Đây cũng là cách khởi động cơ thể làm quen với máy chạy bộ, giảm sợ bỡ ngỡ, phòng ngừa chấn thương khi tập.
Quá trình tập luyện chi tiết
Bạn bấm nút tăng tốc độ chạy dần dần lên, để thực hiện bài tập chạy bộ chất lượng. Bạn chạy từ 3 – 6km/h để cơ thể thích nghi dần. Tư thế chạy bộ thoải mái, như chạy bộ thông thường, lưng thẳng tự nhiên, đầu hơi nghiêng về phía trước một chút. Tùy nhu cầu tập luyện và khả năng của mỗi người, mà bạn có thể tăng được nhịp độ chạy. Tốc độ chạy của bạn lên, tiếp tục nâng độ dốc của máy để giúp tăng độ khó của bài tập. Nếu nâng độ dốc của máy tập, bạn hãy nâng dưới 6%, tránh ảnh hưởng xấu đến hệ xương khớp.
Trong quá trình luyện tập trên chạy bộ, bạn hít thở đều đặn, đảm bảo cung cấp đầy đủ oxy cho cơ thể. Máy chạy bộ có thể đo được quãng đường, cùng vận tốc, cùng lượng calo đốt cháy và nhịp tim trong suốt quá trình chạy bộ trên máy.
Đối với máy chạy bộ đa năng, ngoài chức năng đi bộ ra, chạy bộ thì máy tập còn có thêm chức năng năng massage, tập gập bụng trên máy. Cách tập luyện đối với 2 bài tập này khá đơn giản và hiệu quả.
Kết thúc tập
Để kết thúc bài tập chạy bộ, bạn ấn “Stop” trên bảng điều khiển. Nếu muốn dừng bài tập nào đó trên máy chạy bộ. Bạn giảm dần cường độ và tốc độ tập luyện. Sau đó thư giãn từ 1 đến 2 phút để phục hồi cơ thể bằng động tác giãn cơ, massage cơ thể.
Tuyệt đối không kết thúc bài tập đột ngột. Điều này không tốt cho sức khỏe, gây ảnh hưởng tới hiệu quả bài tập.
Chú ý khi tập luyện trên máy chạy bộ
Ngoài việc ứng dụng những bước được hướng dẫn ở trên thì khi tập luyện trên máy chạy bộ, thì bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
- Chọn nơi đặt máy thích hợp: Nếu mua máy chạy bộ gia đình thì hãy đặt máy tại vị trí rộng rãi. Ở trên nền mặt phẳng, tránh bị ảnh hưởng trực tiếp do nắng mưa. Đồng thời, cần đặt xa những vật dụng khác, tránh va đập trong quá trình tập luyện.
- Thời gian thích hợp: Trung bình bạn cần tập với máy chạy bộ khoảng 3 – 4 lần/tuần. Và mỗi lần kéo dài 30 – 45 phút. Thích hợp cho bạn tập trên máy là trước bữa ăn khoảng 30 phút hay sau bữa ăn 2 tiếng đồng hồ.
- Mặc trang phục thoải mái: Trong quá trình dùng, bạn cần mặc trang phục thoải mái, và có độ co giãn tốt, khả năng thấm hút mồ hôi cao. Đồng thời, chuẩn bị đôi giày chất lượng, vừa vặn chân, đi êm và nhẹ.
- Khởi động thật kỹ: Bạn có thể dành khoảng 10 phút để thực hiện các động tác giãn cơ bắp để cơ thể được nóng lên, cơ thể dẻo dai hơn, phòng ngừa chấn thương khi tập luyện.
- Chế độ tập phù hợp: Tùy mục đích tập và thể trạng của từng người. Bạn thiết lập chế độ tập luyện ưng ý, với cường độ và thời gian tập sao cho hợp lý.
- Tập hít thở: Hít thở đúng sẽ giúp bạn nạp được oxy vào trong cơ thể, hỗ trợ kéo dài sức, giúp bạn đạt hiệu quả tập cao. Đồng thời, bạn nên chú trọng tư thế khi chạy, để cột sống thẳng, tiếp đất bằng nửa bàn chân trước.
- Uống đủ nước: Trong quá trình vận động, cơ thể đổ mồ hôi rất nhiều nên dễ gây mất nước. Bổ sung nước đủ và kịp thời. Để cơ thể nhanh chóng phục hồi sức lực, tránh bị mệt mỏi hay đau nhức cơ bắp.
- Những đối tượng cần hỏi bác sĩ trước khi tập: Người bị bệnh tim, cao huyết áp, người mắc bệnh về xương khớp, hay người bị tiểu đường, người mới điều trị bệnh xong, phụ nữ có thai. Người già và trẻ em không nên tập máy chạy bộ.
>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục máy chạy bộ bị kêu chi tiết tại nhà
Lời kết
Trên đây là toàn bộ bài viết về cách sử dụng máy chạy bộ mà Ruby đã hướng dẫn cho bạn về cách dùng máy chạy bộ an toàn và đúng cách. Thông qua bài chia sẻ này, chúng tôi hi vọng bạn đã có thể dùng máy chạy bộ điện đúng cách và nhanh chóng hoàn thành mục tiêu tập luyện cho chính mình.