Nguyên nhân và cách sửa máy sấy quần áo không nóng an toàn với bạn
Máy sấy quần áo là sản phẩm hữu ích trong các hộ gia đình. Nhưng trong quá trình sử dụng máy sấy quần áo, bạn phát hiện ra thiết bị này không nóng. Khiến cho quần áo vẫn bị ẩm ướt, gây nên tình trạng ẩm mốc nặng hơn. Vậy nguyên nhân và cách sửa máy sấy quần áo không nóng sẽ như thế nào?. Hãy khám phá nhanh cùng Ruby thông qua bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân máy sấy quần áo không nóng có thể bạn chưa biết
Cảm biến ở sợi dây đốt bị cháy
Máy sấy quần áo khi quá tải nếu bạn sử dụng liên tục hay sấy với khối lượng quá mức quy định. Thì cảm biến trong dây có thể bị cháy. Dẫn tới thiết bị không được cung cấp đủ nhiệt độ, giúp khô quần áo.
Ngăn kéo bộ lọc hoặc bộ lọc ngưng tụ bị bẩn
Ngăn kéo bộ lọc và bộ lọc trong máy sấy có thể bị tắc sau thời gian dài dùng. Vì sẽ hút bụi bẩn và sợi vải từ quần áo. Việc này làm máy sấy nóng chậm và kéo dài quá trình làm khô đồ của bạn.
Sợi đốt bị đứt
Tần suất vận hành liên tục là một trong nhũng nguyên nhân làm cho sợi đốt của máy sấy bị đứt. Nhiệt độ cao dễ làm cho bộ phận này mất khả năng đốt cháy và khả năng sinh nhiệt.
Cầu chì nhiệt bị đứt
Cầu chì nhiệt có tác dụng tự tắt máy sấy nếu máy quá nóng. Để bảo vệ linh kiện và hệ thống nguồn điện trong gia đình. Khi cầu chì bị đứt, máy sấy không tự cảm biến khi nhiệt độ tăng cao, dẫn tới hư hỏng một số bộ phận sinh nhiệt.
Bo mạch gặp sự cố
Bo mạch cho chức năng dẫn nguồn điện tới các bộ phận sinh nhiệt. Do đó, khi bo mạch bị hỏng, sợi đốt sẽ không được cấp điện, dẫn tới máy sấy không nóng lên và không thể sấy khô quần áo.
>>>Xem thêm: Cách sử dụng máy sấy quần áo Sunhouse chi tiết dành cho bạn
Cách sửa máy sấy quần áo không nóng an toàn từ A-Z
Kiểm tra cảm biến của dây đốt
Khi dùng máy sấy quá công suất và liên tục trong thời gian dài sẽ dẫn tới bộ phận cảm biến của máy không chịu nổi áp lực gây ra dây đốt bị cháy. Nếu gặp trường hợp này, bạn thay cảm biến đúng trị số của máy.
Kiểm tra ngăn kéo bộ lọc hay bộ lọc ngưng tụ
Máy sấy quần áo mini sau khi dùng thời gian dài mà không được vệ sinh. Hoặc bảo dưỡng ngăn kéo bộ lọc hay bộ lọc ngưng tụ sẽ tích tụ nhiều bụi bẩn và sơ vải. Để làm sạch bộ lọc máy, bạn thực hiện các bước sau: Tháo chốt khóa, mở và tháo tấm kim loại ra. Tiếp theo, nhấn nút màu đỏ để mở ngăn kéo bộ lọc. Sử dụng tay, vải mềm hay máy hút bụi, nhằm loại bỏ xơ vải bám trên bộ lọc. Tiếp theo, tìm miếng xốp mỏng giữa tấm chắn, mang đi vệ sinh trong nước ấm. Đợi sau khi tất cả đều khô hoàn toàn, bạn lắp lại như cũ.
Kiểm tra sợi đốt
Sợi đốt của máy sấy sở hữu chức năng đốt nóng khi dùng liên tục và quá tải. Dẫn tới sợi đốt bị đứt, làm mất khả năng sinh nhiệt. Khi gặp trường hợp này, bạn liên hệ với các dịch vụ sửa chữa để khắc phục.
Kiểm tra cầu chì nhiệt
Cầu chì trong máy cho tính năng tự động tắt máy khi quần áo của bạn được sấy khô dẫn đến quá nóng. Khi cầu chì bị đứt sẽ gây hiện tượng máy sấy không nóng, bạn nên kiểm tra và sửa chữa nhé.
Kiểm tra bo mạch của máy
Bo mạch điện hoạt động dựa trên nguyên lý là muốn vận hành thì phải có điện cấp xuống cho bộ phận sinh ra khí nóng như sợi đốt. Điều này làm máy không hoạt động dẫn đến không nóng máy sấy. Bạn nên liên hệ đến các trung tâm sửa chữa để kiểm tra và khắc phục nhé.
Lưu ý để dùng máy sấy quần áo được bền hơn
- Trước khi dùng máy sấy, bạn bắt buộc phải giặt sạch, và vắt ráo nước. Điều này sẽ tiết kiệm được phần nào điện nhà bạn.
- Nên phân loại quần áo trước khi dùng, rồi điều chỉnh chế độ sấy sao cho hợp lý. Tránh trường hợp quần áo không khô đều hay chế độ sấy quá mạnh gây hỏng đồ.
- Lượng quần áo cần sấy phải phù hợp với dung tích chứa của máy. Thông thường, khoảng 2/3 lồng, tránh trường hợp không quá nhiều cũng không quá ít.
- Khi máy sấy đang hoạt động, bạn không nên mở cửa cho thêm quần áo, gây ảnh hưởng tới chu trình sấy của máy.
- Khi thực hiện, không sấy quần áo quá khô gây hại cho máy cũng như tốn điện. Sau khi sấy xong, bạn treo quần áo lên mốc, để không bị nhăn.
- Trước khi bỏ quần áo vào lồng, bạn bỏ hết vật dụng trong túi áo quần, đặc biệt tránh quần áo có quá nhiều kim loại.
- Không sấy quần áo vải mềm mỏng như: Vải len, màn cửa,… hoặc quần áo bị dính dầu dễ gây ra cháy nổ.
- Cuối cùng là thường vệ sinh, kiểm tra máy theo chu trình, để đảm bảo máy hoạt động tốt hiệu quả nhất.
>>>Xem thêm: Cách sử dụng máy sấy quần áo Electrolux hiệu quả nhất tại nhà
Kết luận
Trên đây là nguyên nhân và cách sửa máy sấy quần áo không nóng mà Ruby đã giới thiệu đến bạn. Có thể thấy, việc sửa chữa ngay tại nhà an toàn nếu có đầy đủ những dụng cụ. Để việc sửa chữa diễn ra thuận lợi và hiệu quả bạn nên xác định được bộ phận nào hỏng hóc. Tránh việc sửa những chỗ không cần sửa, tốn kém về thời gian, và tiền bạc.