Gù lưng là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết gù lưng

Gù lưng – Một căn bệnh mà hiện nay đang là tình trạng khá phố biến khi tỉ lệ người mắc phải bệnh này tăng cao. Với cơ thể người, lưng rất quan trọng khi nó nâng đỡ cả cơ thể, là điểm tựa cho đầu, mình và tứ chi, giúp chỉ huy mọi hoạt động của những cơ quan trong cơ thể. Một khi lưng bị gù, cong vẹo, sẽ gây ảnh hưởng cực nghiêm trọng đến thẩm mỹ cũng như những hệ quả về sức khỏe khác. Tại bài viết này, hãy cùng Ruby.vn tìm hiểu gù lưng là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết gù lưng? Và làm sao để biết mình bị gù lưng. Để có thể cho mình kiến thức, từ đó phòng ngừa, phòng tránh những tác nhân gây nên bệnh này bạn nhé.

Gù lưng là gì?

Gù lưng là sự rối loạn phát triển của cột sống, ảnh hưởng lớn đến người  trưởng thành lẫn trẻ nhỏ. Sự rối loạn này có thể gây ra một dị dạng còn được gọi là gù. Bệnh thường thấy ở cột sống đoạn ngực và ngực đến lưng, ngoài ra có thể gặp ở cột sống cổ (hiếm gặp).

Lúc này, cột sống lưng ở vùng ngực và trên thắt lưng có dấu hiệu cong lồi bất thường, cột sống cổ và xương cụt lõm sâu vào bên trong gây mất thẩm mỹ. Thỉnh thoảng, người bị gù còn cảm thấy đau nhức lưng rất nhiều.

Gù lưng là gì?
Gù lưng là gì?

Bệnh thường tiến triển ở những người có xương cột sống suy yếu, đĩa đệm bị nứt hay bị đè nén dẫn đến biến dạng. Cụ thể phần lưng người bình thường sẽ xuất hiện một góc gù nhẹ khoảng 20 – 45 độ. Tuy nhiên, khi góc gù có độ tròn tăng trên 45 độ, thì đây được gọi là chứng gù lưng.

Nguyên nhân gù lưng bạn nên biết

Gù lưng xuất hiện khi những đốt sống lưng phát triển bất thường do các nguyên nhân  sau:

Loạn dưỡng cơ

Chứng loạn dưỡng cơ là tình trạng di truyền có khả năng làm suy yếu các cơ. Trong trường hợp các cơ xung quanh cột sống lưng bị suy yếu, bệnh sẽ khiến cột sống phát triển không bình thường từ đó tăng nguy cơ cong vẹo cột sống.

Khối u cột sống lưng

Khối u cột sống lưng phát triển ở dạng lành tính hoặc ác tính đều có khả năng làm gù. Nguyên nhân là do khối u phát triển chèn ép các dây thần kinh. Ảnh hưởng đến đĩa đệm và làm giảm đi độ linh hoạt của cột sống. Nên nó khiến bệnh nhân luôn trong tư thế gập người về phía trước và làm cong cột sống lưng.

Khối u cột sống lưng
Khối u cột sống lưng

Thoái hóa đĩa đệm

Đĩa đệm bị đè nén, hao mòn hay bị nứt do thoái hóa là nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh gù lưng. Lúc này cột sống lưng sẽ có xu hướng thay đổi hình dạng, cong dẫn đến gù. Ngoài ra, tình trạng thoái hóa theo tuổi tác còn khiến cho đĩa đệm khô và co lại, làm thay đổi đường cong của cột sống.

Gãy xương do nén

Các đốt sống bị dập hoặc bị gãy do té ngã và bệnh lý sẽ làm tăng nguy cơ cong cột sống. Tuy nhiên, tùy trường hợp gãy xương do nén nhẹ, bệnh nhân có thể không cảm nhận được triệu chứng hay các dấu hiệu nghiêm trọng.

Bệnh Scheuermann

Bệnh Scheuermann cũng là nguyên nhân bị gù lưng. Bệnh khiến xương phát triển không thống nhất trong giai đoạn tăng trưởng của trẻ. Dẫn đến cong vẹo cột sống, bệnh Scheuermann còn có thể xảy ra ở cả trẻ em trai và gái. Tuy nhiên tỉ lệ mắc bệnh trẻ em trai thường cao trẻ em gái.

Bệnh Scheuermann
Bệnh Scheuermann

Bệnh loãng xương

Người bị gù lưng còn có thể tiến triển từ bệnh loãng xương, nhất là khi loãng xương làm giảm đi chức năng và sức bền của các đốt sống dẫn đến gãy xương do nén. Cong vẹo cột sống lưng do loãng xương thường xảy ra ở phụ nữ từ độ tuổi trung niên trở lên, người có thói quen hút thuốc và những bệnh nhân đã điều trị với corticosteroid trong một thời gian dài.

Bẩm sinh

Tình trạng gù lưng có thể xảy ra do dị tật bẩm sinh. Điều này nghĩa là trẻ bị dị tật xương cột sống lưng ngay từ trong bụng mẹ. Một số dị tật khác như tật nứt cột sống cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

>>Xem thêm: Top 5 bài tập chữa gù lưng bằng phương pháp Yoga hiệu quả tại nhà 

Một số tác nhân khác

Một số yếu tố nguy cơ gây nên bệnh gù gồm;

  • Thường xuyên khuân vác vật nặng và di chuyển với tư thế cong người về phía trước.
  • Đứng quá lâu với tư thế chùng xuống.
  • Giữ thói quen ngồi cong lưng trong thời gian dài.
  • Ít vận động, thừa cân béo phì.
  • Chế độ ăn uống không được khoa học, dinh dưỡng. Đặc biệt thiếu canxi và vitamin D làm cong vẹo lưng cột sống.
Thói quen ngồi cong lưng làm tăng nguy cơ bị gù lưng
Thói quen ngồi cong lưng làm tăng nguy cơ bị gù lưng

Nhận biết dấu hiệu gù lưng 

Tùy thuộc vào phân loại, mức độ nghiêm trọng của đường cong và nguyên nhân, triệu chứng, dấu hiệu bị gù lưng của mỗi người có thể khác nhau. Các triệu chứng và cách nhận biết gù gồm:

  • Lưng cong lên tương tự như một cái bướu.
  • Vai bị tròn, khuỳnh lên.
  • Cột sống cứng, không thể hoặc khó để đứng thẳng người.
  • Thường có cảm giác đau lưng nhẹ, mức độ đau tăng lên tùy theo dạng gù của lưng.
  • Căng cơ tại mặt sau của đùi (cơ gân kheo).
  • Gặp khó khăn khi hoạt động, và di chuyển, mất hoặc giảm linh hoạt
  • Chèn ép hay tăng áp lực lên tủy sống và dây thần kinh.
  • Chiều cao bị giảm
  • Thường khom người và khi di chuyển sẽ hướng về phía trước.

Nếu lưng bị gù nặng hơn, người bệnh có thể nhận thấy nhiều triệu chứng nghiêm trọng như sau:

  • Mất cảm giác ở lưng và khó thở.
  • Có cảm giác ngứa ran, tê và yếu dần ở chân.
  • Ảnh hưởng lớn đến các chức năng của tim và phổi.

Biện pháp phòng ngừa gù lưng

Gù lưng có thể được phòng ngừa bằng các phương pháp dưới đây:

Luyện tập để phòng thể dục thường xuyên để phòng ngừa gù
Luyện tập để phòng thể dục thường xuyên để phòng ngừa gù
  • Giữ tư thế đúng khi đứng, ngồi hoặc khi lao động. Tránh đứng lâu, chùng xuống hoặc thực hiện tư thế thả lỏng vai.
  • Kết hợp với các thiết bị như đai chống gù lưng Xixa. Có thiết kế đeo dễ dàng, tác dụng đai chống gù có cảm biến nhắc nhở người dùng mỗi khi sai tư thế thì sẽ tự rung. Ngoài ra, còn có thể sử dụng mọi lúc mọi nơi. Để có dáng đẹp, bảo vệ sức khỏe xương khớp, đặc biệt đối với trẻ em và người lớn tuổi.
  • Cần đảm bảo ghế ngồi có phần lưng tựa nhằm giữ cho lưng thẳng, giúp hạn chế mỏi và cong lưng.
  • Đi với tư thế thẳng người.
  • Hạn chế mang vác vật nặng khi lao động.
  • Phòng ngừa bệnh này ở trẻ bằng cách hạn chế cho trẻ đeo cặp sách nặng. Bởi hoạt động này trong một thời gian sẽ làm co kéo dây chằng và cơ lưng.
  • Nên thận trọng khi chơi thể thao, lao động và tham gia giao thông để tránh chấn thương, gãy xương, thoát vị đĩa đệm làm ảnh hưởng đến cột sống.
  • Hãy bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống. Đặc biệt là nên ăn nhiều thực hiện giàu canxi và vitamin D để giúp nâng cao sức khỏe, làm tăng độ bền và mật độ xương, phòng người biến dạng cột sống.
  • Thường xuyên thực hiện các bài tập kéo giãn lưng, thư giãn xương khớp để các khớp xương khỏe và linh hoạt. Ngoài ra còn có một số bài tập hữu ích gồm đi bộ, chạy bộ, bơi lội, yoga… có thể giúp nâng cao sức bền của xương và phòng ngừa những vấn đề ở lưng.
  • Thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện những vấn đề về cột sống. Đồng thời kiểm soát bệnh nhằm tránh biến chứng gù lưng.

Đai đeo chống gù lưng Xixa sở hữu cảm biến rung khi bạn sai tư thế, đi cùng với thiết kế đẹp mắt, đang được kinh doanh tại Ruby.vn

Đai đeo chống gù lưng Xixa
350.000 495.000

Phần lớn bệnh nhân có thể tự chữa khỏi, khỏe mạnh và sinh hoạt bình thường mà không cần phẫu thuật. Đặc biệt, là khi sớm phát hiện và được điều trị. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển dai dẳng, không được điều trị kịp thời, dị dạng cột sống có thể gây ra rất nhiều vấn đề cho người bệnh khi trưởng thành.

Kết luận

Hy vọng, thông qua bài viết mà Ruby vừa chia sẻ. Bạn đã có thể hiểu hơn về gù lưng là gì, cũng như tại sao bị gù lưng và cách nhận biết bị gù lưng. Từ đó cho mình, kiến thức phòng tránh từ sớm cho bản thân và gia đình. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe. Nếu bạn đang muốn đọc những bài viết chất lượng hơn, hãy tham khảo qua Xixa nhé.

Xem thêm: Trẻ bị gù lưng – Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết để điều trị kịp thời