Review máy ép chậm loại nào tốt? Kinh nghiệm chọn mua sản phẩm thích hợp

Bạn đang muốn thay đổi khẩu vị món ăn cho cả gia đình, muốn sở hữu một chiếc máy ép chất lượng. Tạo ra các cốc sinh tố, nước ép thơm ngon, bổ dưỡng cho ngày hè nóng nực. Nhưng lại chưa biết nhiều về dòng sản phẩm này, cũng như tiêu chí mua sao cho phù hợp. Thì hãy tham khảo ngay bài viết review máy ép chậm loại nào tốt, và đáng mua nhất hiện nay của Ruby. Để có thể sắm cho gia đình mình một chiếc máy ép chậm thật chất lượng.

Phân loại các dòng máy ép chậm

Máy ép trục đứng

Hiện nay, máy ép chậm trục đứng là loại dễ tìm thấy nhất trên thị trường. Với nguyên lý hoạt động nghiền nhỏ thực phẩm dựa trên trục xoay dạng xoắn ốc, với tốc độ vài chục vòng/phút. Hơn nữa, phần nước ép được đẩy ra ngoài 1 cách tự nhiên, không phải chịu áp lực, và ma sát nhiều. Đặc biệt, nước ép có thể dùng được trong 48 giờ khi bảo quản ở nhiệt độ thấp.

Máy ép trục ngang

So với trục đứng thì loại trục ngang có tốc độ quay chậm hơn. Đồng thời, thiết bị có khả năng ép được rau củ cứng tốt hơn trục đứng. Nhưng người dùng sẽ tốn nhiều thời gian để chế biến nhỏ thực phẩm, bởi ống tiếp nguyên liệu cho kích thước nhỏ.

Phân loại các dòng máy ép chậm
Phân loại các dòng máy ép chậm

Kinh nghiệm để chọn mua máy ép chậm phù hợp

Nhu cầu dùng

Việc chọn mua bất cứ thiết bị đồ gia dụng nào cũng xuất phát dựa trên mục đích và nhu cầu dùng của mỗi người. 

  • Số lượng thành viên cần sử dụng máy là bao nhiêu.
  • Tần suất sử dụng máy là bao nhiêu lần trong 1 tuần.
  • Ngoài việc ép trái cây ra, bạn có muốn dùng thiết bị này vào những mục đích nào khác không.
  • Loại thực phẩm mà bạn thường xuyên dùng là gì.

Thiết kế máy ép chậm

Thiết kế đẹp, hiện đại và sang trọng là yếu tố hàng đầu quyết định việc sản phẩm có thu hút người nên mua máy ép chậm hãng nào. Trên thị trường có đa dạng kiểu dáng, màu sắc để người dùng tha hồ lựa chọn. Các dòng máy đứng, thiết kế giúp không cồng kềnh, tiết kiệm diện tích dùng không gian bếp của gia đình.

Chất liệu

Đa phần, những dòng máy ép chậm làm từ vật liệu nhựa cao cấp ABS và hợp kim inox. Để máy có độ bền và không bị bám bẩn nhiều. Qua đó, mang đến trải nghiệm tốt nhất cho người dùng, tiết kiệm được chi phí sửa chữa.

Dung tích bình chứa

Tiếp theo trong bài review máy ép chậm là chọn dung tích khoang chứa thực phẩm. Bạn cần căn cứ vào số lượng người dùng:

  • Gia đình dưới 3 người: Dung tích khoang chứa khoảng 500 đến 600ml
  • Gia đình có 3-5 người: Dung tích bình chứa 500-700ml và tối đa 800ml
  • Gia đình từ 5 người trở lên: Dung tích bình chứa lớn hơn 800ml

Công suất máy

Có nên mua máy ép chậm
Có nên mua máy ép chậm

Công suất và tốc độ quay của động cơ sẽ ảnh hưởng đến việc máy hoạt động tốt, mức độ ép nhuyễn. Thông thường, máy ép chậm gia đình hiện có công suất từ 150-250W. Nếu có điều kiện, bạn nên chọn loại có công suất cao. Để ép tốt các loại trái cây và thực phẩm có độ cứng cao.

Giá thành

Tuỳ điều kiện kinh tế mà bạn có thể lựa chọn sản phẩm phù hợp. Có 3 phân khúc như:

  • Phân khúc giá rẻ: Dưới 2 triệu đồng, thường có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thiết kế đơn giản, không nhiều tính năng hỗ trợ, ép các loại trái cây mềm.
  • Phân ầm trung: Từ 2 đến 3 triệu, được nhiều khách hàng chọn mua bởi mức giá phù hợp, vừa túi tiền. Đồng thời máy trang bị thêm nhiều tính năng, tiện ích hiện đại.
  • Phân khúc cao cấp: Trên 4 triệu đồng, thường đến từ các hãng nổi tiếng trên thế giới. Thiết kế đẹp và bền, những tính năng hỗ trợ nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Thương hiệu và chế độ bảo hành

Một vài thương hiệu nổi tiếng trong ngành sản xuất máy ép chậm gồm : Panasonic, Hurom, Kangaroo… Những thương hiệu đến từ Nhật, Châu âu luôn đảm bảo chất lượng. Đồng thời chế độ bảo hành ở mức tốt, thường từ 1 đến 3 năm tùy vào dòng máy. Nên bạn yên tâm sử dụng mà không lo lắng về hỏng hóc bên phía nhà sản xuất.

>>>Xem thêm: Cách khắc phục máy ép chậm bị kẹt bã chi tiết nhất tại nhà

Top 6 máy ép chậm loại nào tốt nhất năm 2022

Hurom H200

Hiện máy ép chậm Hurom H200 có 3 màu (đỏ, đen, xám) với thiết kế sang trọng. Phần vỏ làm bằng nhựa cao cấp, bền bỉ với thời gian. Trục xoắn ngắn cho hiệu quả ép đến 95%. Cối lọc cho phép bã được giữ lại, cho nước ép sạch, không bị cặn. Đồng thời công nghệ vắt lấy nước thay cho lưỡi dao truyền thống, cho nước ép đậm đặc hơn. 

Hurom H200
Hurom H200

Công suất hoạt động lên đến 200W, nhưng không gây tiếng ồn lớn. Phần chân đế chống trượt, đứng vững trên mọi mặt phẳng, cũng như giảm rung hiệu quả. Máy ép chậm Hurom H200 còn có bình chứa siêu lớn, để thoải mái ép các loại trái cây, rau củ. 

Giá tham khảo: 10.000.000 vnđ

Panasonic PAVH-MJ-L500SRA

Máy thiết kế nhỏ gọn, không chiếm nhiều diện tích trong bếp. Công suất mức 150W, hoạt động êm ái không gây ồn lớn. Máy có thể ép được nhiều hoa quả khác nhau. Phần ống tiếp nguyên liệu dài, thuận lợi trong quá trình ép. 

Panasonic PAVH-MJ-L500SRA
Panasonic PAVH-MJ-L500SRA

Ống dẫn nước có nắp đậy, để tránh bụi bẩn và côn trùng. Máy ép chậm Panasonic PAVH-MJ-L500SRA dùng 1 nút nhấn để điều khiển và tính năng tự động ngắt khi quá tải. Trong quá trình dùn, máy chạy rất êm, nước ép không có bã cặn và sánh đậm. 

Giá tham khảo: 6.000.000 vnđ

Kalite KL-530

Kalite KL-530 sở hữu màu xanh ngọc bắt mắt, thích hợp cho không gian sang trọng. Khay chứa có dung tích chỉ 200ml, làm bằng nhựa cứng ABS bền chắc, trong suốt và kháng vỡ. Phần lưới lọc làm từ inox 304 bền bỉ, cho khả năng lọc tối ưu. Đường kính ống tiếp thực phẩm khá nhỏ nên cần cắt nhỏ trái cây.

Kalite KL-530
Kalite KL-530

Hơn nữa, máy ép chậm Kalite KL-530 còn trang bị tính năng xoay đảo chiều. Giữ cho máy tránh được tình trạng kẹt hoa quả. Tuy nhiên, một số trái cây cứng như ổi, cà rốt gần như không ép được, nên cần phải cắt mỏng và nhỏ. 

Giá tham khảo: 2.500.000 vnđ

SnapBee SK-202VN

Máy ép chậm SnapBee SK-202VN cho kích thước nhỏ gọn với 2 phiên bản xanh rêu, vàng. So với những dòng máy ép khác, bạn sẽ bất ngờ với kích thước của máy. Tuy vậy phần cốc chứa lên tới 600ml, dễ dàng tháo lắp và vệ sinh. Một số nguyên liệu quá cứng hoặc mềm như: đu đủ, xoài, mía,… sẽ không thể ép. 

SnapBee SK-202VN
SnapBee SK-202VN

Thiết bị sở hữu thiết kế cơ học mới trục xoắn ốc, tầng lọc với lỗ siêu nhỏ có kích thước khác nhau. Để nước ép có độ tinh khiết đến 97%. Bên cạnh đó, chức năng đảo ngược, ngăn chặn tình trạng kẹt bã khi hoạt động. 

Giá tham khảo: 2.000.000 vnđ

Kangaroo KG1B6

Máy ép chậm Kangaroo KG1B6 làm từ vật liệu inox cao cấp, ít bám bẩn và dễ lau chùi, tản nhiệt nhanh. Với màu bạc sang trọng, dễ dàng bố trí trên kệ bếp hay bàn ăn. Phần chân đế có nút cao su chống trượt, giữ cho máy được thăng bằng và không nghiêng. Công suất động cơ là 200W, tốc độ xoay từ 5-70 vòng/phút. Chiết xuất được nhiều nước và bảo toàn dưỡng chất.

Kangaroo KG1B6
Kangaroo KG1B6

Hơn nữa, ống tiếp nguyên liệu có đường kính 80mm, có thể ép 1 quả táo hoặc trái cây khác dễ dàng. Bộ lọc làm từ nhựa PCTG, không chứa chất chất BPA, an toàn sức khỏe người dùng. Nên khi vắt vẫn có một số bã cặn tồn đọng. 

Giá tham khảo: 2.000.000 vnđ

Philips HR1836

Thương hiệu đã nổi tiếng với những sản phẩm gia dụng từ bếp điện từ, máy hút bụi cho đến điều hòa. Và dòng máy ép chậm Philips HR1836 của hãng nhận được nhiều đánh giá tích cực từ người tiêu dùng.

Philips HR1836
Philips HR1836

Máy ép chậm Philips có dung tích chứa lớn 1.5 lít, công suất lên đến 500W, mang tới cho người dùng sự tiện nghi, tiết kiệm thời gian, êm ái trong quá trình dùng. Máy ép chậm Philips HR1836 ứng dụng công nghệ ép Quickclean cùng màng lọc chất lượng, đảm bảo mang đến cho gia đình cốc nước ép ngon lành, và bổ dưỡng.

Giá tham khảo: 2.500.000 vnđ

>>>Xem thêm: Cách sử dụng máy ép chậm đơn giản nhất ngay tại nhà

Lời kết

Vậy là Ruby vừa giới thiệu đến bạn những loại máy ép chậm tốt nhất thông qua bài review máy ép chậm ở trên. Chúng tôi hi vọng với những thông tin và kinh nghiệm này. Bạn có thể chọn ra cho mình sản phẩm tốt nhất.