TDS là gì? Chỉ số TDS trong nước bao nhiêu là đạt chuẩn
TDS là gì? Chính là câu hỏi mà chúng tôi thường xuyên nhận được nhiều nhất trong những ngày vừa qua. Như chúng ta đã biết, nước là thành phần quan trọng và không thể thiếu trong mỗi gia đình, tuy nhiên hiện nay môi trường ngày càng ô nhiễm, làm chất lượng nguồn nước bị ảnh hưởng nặng. Theo thói quen của một số gia đình thường xuyên dùng nước lọc đóng chai hay nước đun sôi để dùng mà không màng đến chất lượng của nước. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nước đó là chỉ số TDS. Vậy TDS là gì? chỉ số bao nhiêu là đạt chuẩn và có thể uống nước an toàn?
Chỉ số TDS là gì? Nguồn gốc của TDS
TDS là gì?
TDS là tên viết tắt của Total Dissolved Solids, là chỉ số của tổng chất rắn được hòa tan trong một lượng nước nhất định bao gồm khoáng chất, muối, chất hữu cơ và các hợp chất vô cơ như: kim loại nặng, các chất không thể hòa tan trong nước như: canxi, cacbon, magie, natri, clorua, sunfat, kali….Chất rắn này được đến từ các nguồn nước tự nhiên, nước thải công nghiệp, nước thải đô thị và các chất rắn hòa tan trong nước chính là một trong những nguyên nhân gây nên độ đục và trầm tích trong nước khi uống. Điều này cho thấy sự ảnh hưởng không hề nhẹ đến sức khỏe con người, đồng thời gây nên những bệnh lý khác nhau và có thể dẫn đến tử vong.
Đơn vị đo chỉ số TDS là mg/l (miligram/little) hoặc ppm (part per million)
Nguồn gốc của chất rắn hòa tan TDS
Chất rắn hòa tan có nguồn gốc chủ yếu đến từ các chất hữu cơ như: lá, phù sa, sinh vật phù du, chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt, nước thải từ khu đô thị, phân bón và thuốc trừ sâu được nhiều người sử dụng trong chăn nuôi và trồng trọt. Đồng thời, nó cũng có thể bắt nguồn từ các chất vô cơ như: lưu huỳnh, phốt pho, nito…
Chất rắn hòa tan thường tồn tại dưới hai dạng ion âm và ion dương, chính vì nước luôn có tính chất hòa tan nên nó thường lấy icon từ các vật liệu mà nó tiếp xúc. Và nước cũng có thể lấy các kim loại như đồng và chì khi đi qua ống nước phân phối cho người sử dụng.
Vì sao nên đo TDS của nguồn nước? Chỉ số TDS bao nhiêu là uống nước được
Hiện nay, nhiều nơi có nguồn nước bị ô nhiễm dẫn đến tình trạng con người phải dùng nguồn nước không đảm bảo để phục vụ sinh hoạt cho gia đình. Điều này ảnh hưởng không ít đến sức khỏe của người tiêu dùng, dẫn đến nuôi mầm và xuất hiện các bệnh lý khác nhau trên cơ thể con người. Từ khi có sự xuất hiện của chỉ số TDS, bạn có thể áp dụng để đo lường xem nguồn nước mà gia đình đang dùng có tinh khiết hay không tinh khiết.
Theo các mức quy định của WHO, Việt Nam thì đối với nước sinh hoạt chỉ số TDS không vượt quá 500mg/l và đối với lượng nước sinh hoạt thì không vượt quá 1000mg/l. Tuy nhiên, chỉ số TDS nếu vượt quá 1000mg/l sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Nếu TDS càng nhỏ, sẽ thấy được rằng nguồn nước càng sạch, nếu TDS bằng 0 cũng không khuyến cáo bởi vì sẽ ảnh hưởng đến độ pH của nước ( độ pH tối thiểu giao động từ 6.5 – 8.5 phù hợp với sức khỏe người dùng).
Ngày nay, có nhiều loại máy lọc nước ra đời kèm theo chỉ số TDS được kết nối trên máy, giúp quá trình kiểm tra chất lượng nước tốt hơn, tránh tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Trong đó, máy lọc nước Xiaomi TD là một ví dụ điển hình, đây là sản phẩm có công nghệ đo chất lượng nước thời gian thực, kiểm soát nguồn nước hiệu quả nhất.
Máy lọc nước cho chỉ số TDS ở mức đạt chuẩn với cơ thể người hiện đang được bán tại Ruby.vn
Lợi ích và ảnh hưởng của hàm lượng TDS trong nước đối với sức khỏe
Lợi ích
- Hàm lượng TDS không phải là nguyên nhân gây nên sự ô nhiễm trong nước, mà chỉ ra một số chất gây ô nhiễm trong nước, sông, hồ…
- TDS được ứng dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy hải sản, nhằm tạo nên môi trường thuận lợi cho sự phát triển của sinh vật.
Ảnh hưởng
- Chỉ số TDS trong nước quá cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người
- Làm ảnh hưởng đến hương vị của nước uống, nước sinh hoạt hàng ngày
- Làm cho nước bình thường trở thành nước cứng, tạo cặn trong các thiết bị như nồi hơi, tháp giải nhiệt….
Ý nghĩa của chỉ số đo TDS trong nước
Cùng với câu hỏi chỉ số TDS là gì? thì chỉ số TDS trong nước có ý nghĩa gì thì chúng tôi cũng nhận được nhiều thông tin quan tâm đến từ nhiều người. Vậy ý nghĩa của chỉ số TDS trong nước là gì? Cùng dựa vào chỉ số TDS vừa đo của nguồn nước nhà bạn, sau đó so sánh với bảng thang đo chuẩn chúng tôi có kết luận như sau:
- Xác định được nguồn nước an toàn với cơ thể, có thể sử dụng để ăn uống sinh hoạt
- Xác định được nguồn nước sinh hoạt và ít ảnh hưởng đến sức khỏe
- Nhận biết được nguồn nước có chỉ số TDS quá cao, hãy ngưng sử dụng và nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Vâng, đó là tất cả những kiến thức về TDS mà Ruby muốn chia sẻ đến bạn, hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu được TDS là gì? và tiêu chí đánh giá TDS trong nước, giúp bạn có một nguồn nước sạch để uống và sinh hoạt an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu bạn thấy thông tin này hữu ích, hãy chia sẻ đến với tất cả mọi người. Và đừng quên theo dõi Ruby.vn để cập nhật những thông tin mới nhất nhé.
Có thể bạn quan tâm: Nên dùng máy lọc nước nào tốt? nên mua hãng nào