Nguyên nhân và cách xử lý khi tủ đông bị đóng tuyết đơn giản nhất
Hiện tượng tủ đông bị đóng tuyết sẽ làm giảm hiệu quả đông lạnh thực phẩm cũng như gây tiêu tốn điện năng. Đây là một trong các hiện tượng mà hầu hết mọi người khi sử dụng tủ đông sẽ gặp phải. Việc vệ sinh tủ chỉ xử lý nhất thời vì tuyết sẽ đóng lại rất nhanh. Hãy cùng Ruby theo dõi ngay bài viết sau đây để biết cách khắc phục tình trạng này kịp thời nhé!
Hậu quả khi tủ đông bị đóng tuyết?
Đây là thiết bị điện lạnh quen thuộc và được dùng phổ biến với nhiều mục đích khác nhau, tủ trữ đông hoạt động liên tục 24/7, bảo quản thực phẩm trong trạng thái tốt nhất. Nhưng hiện tượng đóng tuyết thường xảy ra sau thời gian dùng, sẽ dẫn tới các hệ lụy mà người dùng không mong muốn:
- Hao tốn điện năng: Lớp tuyết dày trong tủ đông đóng tuyết không chiếm nhiều diện tích trữ thực phẩm. Mà còn gây lãng phí điện năng khi không được khắc phục sớm. Tuyết dày cản trở hơi lạnh lưu thông, bị ứ đọng. Lúc này, hơi lạnh không được thổi ra ngoài.
- Giảm hiệu quả làm lạnh: Tuyết đóng từng lớp làm việc thổi hơi lạnh xuống ngăn mát gặp nhiều khó khăn. Nên ngăn máy không thể làm tròn nhiệm vụ dự trữ thực phẩm. Ngay khi bật máy ở mức làm lạnh nhất, hơi lạnh không bảo quản thực phẩm được.
- Giảm khả năng chứa: Lượng tuyết đóng thành lớp dày chiếm diện tích để đồ của ngăn đông tủ lạnh.
Nếu còn băn khoăn không biết nên đặt nhiệt độ bao nhiêu là thích hợp thì có thể tham khảo cách điều chỉnh nhiệt độ tủ đông để có thể đặt đúng chế độ giúp tiết kiệm điện và hạn chế tình trạng đóng tuyết.
>>>Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục tủ đông bị đóng tuyết tại nhà
Nguyên nhân tủ đông bị đóng tuyết và cách xử lý
Hầu như, mọi người khi dùng tủ đông sẽ gặp phải tình trạng tủ đông bị đóng tuyết. Lớp tuyết dày cản trở quá trình khí lạnh lưu thông. Dẫn tới tủ đông không lạnh và hao tốn nhiều điện năng. Mặc dù đây là hiện tượng phổ biến khi dùng tủ đông lâu ngày. Có thể khắc phục bằng cách làm cho tủ đông xả tuyết rồi vệ sinh. Tuy nhiên, trong trường hợp tủ đông đóng tuyết quá nhanh, bạn tìm hiểu và xem lại cách dùng cũng như kiểm tra hoạt động của một vài bộ phận trong tủ. Thông tin sau sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân cơ bản và cách xử lý tình trạng này.
Cho thực phẩm có độ ẩm cao vào tủ
Đây là thói quen phổ biến và rất dễ mắc phải trong quá trình dùng tủ. Khi đặt thực phẩm có độ ẩm cao hay bọc thực phẩm vẫn còn nước vào tủ sẽ khiến độ ẩm tăng lên. Trong quá trình đông lạnh, độ ẩm cao và nước của thực phẩm tạo lớp tuyết bao quanh thực phẩm và trong lòng tủ. Làm tủ đông bị đóng tuyết nhanh chóng khiến bạn phải vệ sinh thường xuyên hơn nếu không muốn khả năng làm lạnh của tủ bị giảm và điện năng tiêu thụ sẽ nhiều hơn.
Cách khắc phục: Hạn chế bỏ nhiều thực phẩm có độ ẩm cao hay giảm độ ẩm thực phẩm trước khi cho bỏ tủ bằng khăn cotton sạch. Hay giấy hút ẩm dành cho thực phẩm. Hơn nữa, để giảm thiểu tình trạng tủ đông lạnh đóng tuyết, bạn kiểm tra và rút bớt nước ra khỏi bọc thực phẩm trước khi lưu trữ trong tủ.
Gioăng hay đệm cao su bị hư
Gioăng cao su bao quanh cửa tủ đông là miếng đệm “niêm phong” không khí lạnh kín trong tủ, ngăn cản không khí bên ngoài. Tránh tình trạng thất thoát hơi lạnh, để thực phẩm được đông đảm bảo. Khi bộ phận này bị lỗi, hỏng hay hở sẽ làm độ ẩm không khí lọt vào tủ gây tình trạng tủ đông bị đóng tuyết. Một phần gioăng bị hỏng làm tủ đông không thể duy trì nhiệt độ an toàn. Chưa kể đến việc hóa đơn tiền điện cũng sẽ tăng vì tủ phải vận hành nhiều hơn. Để giữ cho nhiệt độ đông cần thiết.
Cách khắc phục: Bạn cần kiểm tra lại tình trạng gioăng cao su định kì 12 tháng một lần. Hãy thay thế bộ đệm cao su bị hư hỏng hay rách, để tránh tình trạng tủ đông hao tốn điện năng, và đóng tuyết.
Lỗ xả nước bị tắc
Lỗ thoát nước dưới đáy tủ bị nghẽn lại khi bị bám bẩn lâu ngày, làm cho độ ẩm trong tủ cao hơn. Lúc này, nước từ trong thực phẩm tiết ra không thể thoát ra làm cho tủ đông bị đóng tuyết.
Cách khắc phục: Bạn cần kiểm tra lỗ thoát nước ở trong tủ và thường xuyên vệ sinh để đảm bảo tủ luôn sạch sẽ, tránh tình trạng vết bẩn đóng lại gây tắc đường dẫn nước.
Mở tủ đông thường xuyên
Cửa tủ đông bị mở liên tục hoặc không được đóng kín cũng là nguyên nhân khiến tủ đông không lạnh hay tủ đông bị đóng tuyết. Thế nên, các thiết bị có hiệu năng làm lạnh cao như tủ đông, bạn không nên mở tủ nhiều lần. Đó cũng là lí do ở các sản phẩm chất lượng, nhà sản xuất tích hợp khóa an toàn tại cánh tủ. Bên cạnh đó, kết hợp gioăng cao su, làm cánh tủ đóng kín khít, ngăn chặn hơi lạnh thất thoát ra ngoài. Đồng thời, giảm thiểu tình trạng tủ đông đóng tuyết do mở tủ quá thường xuyên, bạn cần tính toán cách dùng hợp lý. Vì việc kiểm soát số lần mở tủ cũng như nhanh chóng đóng cửa tủ lại sau khi lấy đủ thực phẩm cần thiết.
Lưu ý để việc vệ sinh tủ đóng tuyết đúng cách
- Nên tắt nguồn điện trước khi vệ sinh để xả đông đá trong tủ.
- Để quá trình lưu thông khí diễn ra tốt hơn bạn cần đặt một chiếc quạt hướng vào tủ đông bị đóng tuyết.
- Sau khi đã vệ sinh xong, bạn dùng một ít dầu thực vật rồi chà lên toàn bộ bề mặt bên trong tủ đông. Khiến quá trình đóng tuyết của tủ bị chậm lại. Thậm chí tủ ngừng đóng tuyết cho những lần sau.
- Bạn không nên dùng dao để cạy đá ra, vì sẽ vô tình làm dao đâm vào dây ga hay dàn hơi. Khi đó, áp suất nhiệt trong tủ đông không đảm bảo ở độ thấp như thông thường, làm hỏng thức ăn, thậm chí gây hỏng hóc, và chập điện trong tủ đông rất nguy hiểm.
>>>Xem thêm: Tủ đông tốn điện nhiều không? Cách chọn mua tiết kiệm điện nhất?
Lời kết
Thông qua những nội dung trên của Ruby, bạn đã biết vì sao tủ đông bị đóng tuyết, cũng như cách để khắc phục tình trạng này. Chúng tôi hi vọng với những thông tin hữu ích vừa rồi, bạn đã có cách xử lý tủ đông đóng tuyết đúng cách. Từ đó, giúp cho thực phẩm luôn được bảo quản tốt nhất.